Trong đó, giám sát đã được quy định trong Hiến pháp 1992 và trong một số văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước. Còn phản biện xã hội là chức năng mới, vừa được chính thức ghi vào Văn kiện Đại hội X, XI của Đảng. Nội dung giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã được quy định trong nhiều văn kiện của Đảng và các văn bản mang tính pháp luật khác.
Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể là rất lớn. Xác định tầm quan trọng đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức thành viên cùng cấp triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội. Là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội nên từng đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giám sát, phản biện xã hội năm 2017với việc xác định rõ nội dung Mặt trận chủ trì, từng nội dung do 5 tổ chức chính trị-xã hội chủ trì. Quan tâm thực hiện 4 hình thức giám sát (nghiên cứu xem xét văn bản; tổ chức đoàn giám sát có sự tham gia của tổ chức thành viên liên quan và chuyên gia; giám sát thông qua hoạt động Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; phối hợp giám sát với các cơ quan có thẩm quyền) và 3 hình thức phản biện (tổ chức hội nghị phản biện; gửi văn bản lấy ý kiến; đối thoại trực tiếp với cơ quan lấy ý kiến phản biện).
Năm 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện tập trung vào việc thực hiện chương trình giám sát đã ký kết năm 2017 cụ thể: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Huyện thực hiện 4 nội dung: Giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, đối tượng chính sách và đối tượng xã hội tại một số địa phương; Giám sát việc lãnh đạo, thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/10/2009 của Bộ chính trị (Khóa X) “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” tại một số địa phương; Tổ chức giám sát từ 01 đến 02 Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ; Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương. Và tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên và hòa giải viên giỏi. Các đoàn thể chính trị - xã hội Huyện: Hội Nông dân Huyện: Giám sát các địa phương, cơ sở về công tác quản lý, cung ứng vật tư nông nghiệp theo chỉ đạo của liên ngành Trung ương (Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương) giai đoạn 2015- 2020 tại một số địa phương. Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện: Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại một số địa phương. Liên đoàn Lao động Huyện: Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Hội Cựu chiến binh Huyện: Giám sát tại một số địa phương, cơ sở về việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn. Đoàn thanh niên Huyện: Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại một số địa phương.
Trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm 2017 nếu có vụ việc phát sinh Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện sẽ chọn thêm một số vụ việc phức tạp, bức xúc để tổ chức giám sát và kiến nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
Hồ Tịnh